Mô hình b2b vẫn luôn là phương thức bán hàng quan trọng, không thể thiếu trong các ngành nghề. Vậy mô hình b2b là gì? Tại sao nó lại nắm vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp, ngành nghề? Cùng Ninja tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I. Mô hình b2b là gì?
B2b là viết tắt của cụm từ business to business. Có thể hiểu đây là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. 2 doanh nghiệp có những có những hoạt động mua bán trao đổi hay cung ứng dịch vụ, sản phẩm với nhau sẽ được gọi là b2b.
Đây thực tế là mô hình đã có từ rất lâu trước kia, ngày nay mô hình này phát triển mạnh mẽ chủ yếu theo phương thức thương mại điện tử.
Một mô hình kinh doanh phổ biến trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cùng tìm hiểu và cập nhật ngay 5 mô hình b2b phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay qua phần tiếp theo của bài viết.
II. Ví dụ về mô hình b2b ở Việt Nam
Công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo sự thay đổi và dần số hóa, hiện đại hóa của các ngành nghề. Trong kinh doanh, mảng thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế. Chính bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và hiện đại giúp bạn tiết kiệm thời gian gấp nhiều lần so với thông thường. Nhờ đó mà mô hình b2b cũng ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn nữa. Xem ngay 5 mô hinh b2b phổ biến tại Việt Nam mà Ninja đã tổng hợp được sau đây:
1. Mô hình b2b của lazada
Sàn thương mại điện tử lớn nhất bấy giờ tại Việt Nam chắc hẳn không thể bỏ qua 3 “ông lớn” Shopee, Lazada và Tiki. Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mô hình B2B của Lazada. Đây được coi là một mô hình B2B trung gian. Lazada nắm vai trò là “cầu nối” giữa người mua và người bán.
- Bên bán sẽ đăng tải những sản phẩm mà mình đang kinh doanh lên sàn thương mại điện tử Lazada.
- Bên mua sẽ chủ động tìm kiếm hoặc qua các hình thức quảng cáo mà tiếp cận và chọn mua sản phẩm mà mình cần.
Lazada sẽ là trung gian giúp 2 bên thực hiện giao dịch và vận chuyển hàng hóa.
2. Mô hình b2b của shopee
Shopee khác với Lazada, ban đầu Shopee hoạt động theo hình thức C2C- consumer to consumer. Đây là hình thức trung gian giữa cá nhân và người tiêu dùng. Sau đó theo xu thế mà ở thời điểm hiện tại, Shopee mở rộng thêm mô hình B2B.
hình thức kinh doanh ShopeeTính đến thời điểm hiện tại, shopee vẫn đang là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Chính là nhờ vào việc Shopee đã biết kết hợp sử dụng các chiến lược kinh doanh một cách hợp lý.
3. Mô hình b2b của tiki
Tiki chính là cái tên tiếp theo trong bộ 3 “ông lớn” top đầu các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Nhắc đến mua sách online chắc chắn ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Tiki. Tiki đã làm quá tốt trong mảng PR-Marketing dẫn dắt tâm lý khách hàng. Vậy trong mảng kinh doanh, Tiki có đang thực sự làm tốt?
Trước kia, Tiki thực chất chỉ mượn danh sàn thương mại điện tử để gia nhập vào thị trường. Mô hình kinh doanh ngày trước của Tiki là B2C- business to customer. Đây là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng. Có nghĩa là Tiki sẽ chính là bên nhập hàng và thực hiện tự bán chính những sản phẩm của mình cho khách hàng. Cũng chính nhờ lý do đó mà Tiki được đánh giá cao về chất lượng hàng hóa hơn so với các sàn thương mại điện tử khác.
Theo thời gian, Tiki cũng dần thay đổi tiếp bước Shopee và Lazada chuyển dịch sang mô hình kinh doanh B2B2C – business to business to customer.
4. Mô hình b2b của amazon
Amazon là sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Mỹ. Có thể nói Amazon là cái tên nổi tiếng trên toàn cầu. Mô hình kinh doanh của Amazon ban đầu và cho tới nay vẫn tập trung chủ yếu vào B2C – Business to customer
Khi là hãng bán lẻ, Amazon tăng cường quy mô kinh doanh của mình bằng cách đa dạng hoá sản phẩm phục vụ (từ bán sách, thêm bán CD, bán đồ chơi, đồ điện tử, v.v ). Khi có sàn thương mại điện tử, Amazon chỉ tận dụng những thuận lợi về thương hiệu sẵn có với khách hàng và cơ sở hạ tầng công nghệ để vận hành và phát triển công việc kinh doanh hơn nữa.
5. Mô hình b2b của alibaba
Chắc hẳn thời gian gần đây, người dùng Việt Nam không còn quá xa lạ với cái tên Alibaba. Một sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Trung Quốc của tỷ phú Jack Ma.
Alibaba ngay từ ban đầu đã được định hướng phát triển theo mô hình kinh doanh B2B. Liên kết giữa những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua Alibaba, mỗi người dùng đều có thể tìm thấy thông tin về công ty, hàng hoá mình cần. Alibaba như cầu nối giữa các doanh nghiệp là trung gian vận hành cho quá trình giao dịch.
Để có thể kinh doanh hiệu quả trên các nền tảng thương mại điện tử hiện nay. Các chuyên gia marketing khuyên các doanh nghiệp nên sử dụng những phần mềm bán hàng online trong các chiến dịch. Điều này giúp tối ưu hiệu quả bán hàng lên gấp nhiều lần.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về mô hình b2b là gì? Các mô hình b2b phổ biến hiện nay. Mong rằng, nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/