FBA có thực sự là giải pháp cho hàng Việt ra thế giới?

Tháng Chín 11, 2019

CEO Amazon Global Selling Việt Nam: Chổi đót còn bán được 13 USD, Doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần tập trung phát triển sản phẩm, toàn bộ quy trình xử lý đơn hàng Amazon lo


Amazon đã chính thức lập công ty tại Việt Nam vào đầu năm 2019, Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam là ông Trần Xuân Thủy – “người cũ” của Alibaba. Ông Thuỷ đã có 8 năm gắn bó với Alibaba với cương vị Giám đốc thị trường Việt Nam, và mới chuyển sang Amazon vào tháng 4/2019.
TIN MỚI

Tại chương trình phát động tìm kiếm tài năng thương mại điện tử gần đây, ông Trần Xuân Thuỷ, giám đốc của Amazon Global Selling Việt Nam đã có nhiều chia sẻ về các lợi ích của thương mại điện tử xuyên biên giới và cách để các doanh nghiệp Việt Nam mang sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Câu chuyện bắt đầu từ một clip về Hân, CEO và founder của công ty Andre Gift Shop, một “xưởng” sản xuất đồ thủ công (handmade) xuất khẩu thông qua Amazon. Hân chia sẻ nhờ có hệ thống FBA (fullfiment by Amazon, xử lý đơn hàng bởi Amazon), nhưng người bán hàng nhỏ lẻ như Hân chỉ cần tập trung vào sản xuất, còn công việc đóng gói, giao vận, đổi trả với khách là do bên Amazon xử lý hết. Từ một cửa hàng nhỏ trên căn gác xép với 4 nhân viên, giờ đây Andre Gift Ship đã có 35 nhân viên làm việc trong một xưởng sản xuất rộng 300m2.

Câu chuyện của Hân và Andre Gift Shop là một trong các ví dụ được giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam đưa ra minh chứng cho tiềm năng của thương mại điện tử xuyên biên giới. Các nghiên cứu cho thấy đến năm 2022, giá trị TMĐT trên toàn thế giới sẽ đạt khoảng 3,3 nghìn tỷ USD, gấp 6 lần so với kinh doanh truyền thống.

Trong khi đó xu hướng TMĐT xuyên biên giới sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2015, tỷ trọng của TMĐT xuyên biên giới chỉ chiếm 14% tổng giá trị giao dịch B2C toàn cầu (business to customer, bán tận tay khách hàng), đến năm 202 kỳ vọng đạt 41% và con số này cho thấy sự tăng trưởng của TMĐT là yếu tố tất yếu trong hoạt động kinh doanh đặc biệt với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. CEO Amazon Global Selling Việt Nam kỳ vọng với sự có mặt của Amazon Việt Nam và sự quan tâm của các bộ ngành thì sản phẩm Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường thế giới.


Theo chia sẻ của ông Thuỷ, khi bán hàng qua Amazon, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp cận được tập khách hàng khổng lồ và là cơ hội giúp cho doanh nghiệp Việt đem sản phẩm ra toàn cầu. Hiện nay Amazon có 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới trong đó 1/3 là khách hàng cao cấp (prime members). Amazon đã có mặt trên 18 quốc gia, hỗ trợ 27 ngôn ngữ và có hơn 180 quốc gia có khả năng mua hàng trên Amazon, tiếp cận 75% GDP toàn cầu.

FBA – Xử lý đơn hàng qua Amazon

Amazon hiện nay có hệ thống cơ sở hạ tầng giao vận lớn nhất toàn cầu với 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới, tương đương diện tích kho 183 tỷ m2, với 100.000 hệ thống robot và 40 máy bay tham gia trong quá trình giao hàng. Có ý kiến cho rằng nếu Amazon trồng cây trên nóc kho thì Amazon có thể thành công ty nông nghiệp lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc các nick facebook bằng phần mềm giả lập

Tại Amazon, người bán hàng có thể sử dụng dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon, xử lý đơn hàng bởi Amazon) là một dịch vụ hỗ trợ lưu kho và chuyển hàng cho các người bán. Nhà bán hàng chỉ cần tập trung vào chiến lược bán hàng, phát triển sản phẩm còn lại toàn bộ quy trình giao nhận hàng, đóng gói và vận chuyển xử lý đơn hàng, đều được thực hiện bởi Amazon. Theo lời ông Thuỷ, người bán ngồi tại nhà sản phẩm vẫn được kiểm soát và hỗ trợ bởi Amazon.

Ông Thủy dẫn chứng, một trong các sản phẩm của Việt Nam bán chạy trên Amazon là những thứ rất đời thường như chổi đót (giá 12,7 USD (295.000 đồng), phin cafe, cafe bột Trung Nguyên hay giá sách..hay như cao Sao Vàng ở Việt Nam bán vài nghìn nhưng trên Amazon có giá 7 USD (chưa kể phí ship). “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã kinh doanh thành công trên Amazon, trên Amazon không gì là không bán được, tất cả sản phẩm Việt Nam đều được ưa chuộng và được tìm kiếm”. Tuy nhiên vì bán hàng online nên niềm tin rất quan trọng và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình.

Thống kê cho thấy, công việc kinh doanh trên Amazon trong năm 2018 đã giúp cho 50.000 người bán có doanh thu vượt 500.000 USD/năm, 50% số lượng sản phẩm bán trên Amazon đến từ các doanh nghiệp và người bán trên toàn cầu.

FBA có thực sự là giải pháp cho hàng Việt ra thế giới?

Hiện nay các thanh toán qua Amazon Global Selling Việt Nam thực hiện qua Payoneer, một nền tảng thanh toán toàn cầu.

Khi bán hàng trên Amazon, người bán sẽ phải trả phí 39,99 USD/tháng nếu bán hàng chuyên nghiệp (bán hơn 40 mặt hàng mỗi tháng) hoặc 0,99 USD/mặt hàng (nếu bán dưới 40 mặt hàng mỗi tháng).

Đồng thời chi phí sử dụng dịch vụ FBA khá cao và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán.

Phí dịch vụ FBA được Amazon tính theo từng mùa mua sắm, thay đổi theo từng tháng trong năm và theo kích thước sản phẩm, sản phẩm tiêu chuẩn hoặc quá khổ so với tiêu chuẩn. Các loại phí dịch vụ FBA còn được điều chỉnh tăng từ 0,05 USD – 2,35 USD mỗi năm.

Nếu lưu kho dài hạn hơn 6 hoặc 12 tháng kể từ ngày dọn dẹp số hàng tồn kho, mức giá tương ứng lần lượt là 11,25 USD và 22,5 USD. Do đó người bán hàng sẽ cần phải tính toán các phương án khi bán hàng trên Amazon.

Tham gia với chúng tôi tại:

Group: https://fb.com/groups/congdongninja

Fanpage: https://fb.com/toolsninja

Tìm hiểu thêm về phần mềm Ninja:

• Phần mềm tự động chăm sóc nick facebook Ninja Care

• Phần mềm tự động chăm sóc nick facebook trong môi trường giả lập Ninja System

• Phần mềm tự động đăng bài, chia sẻ post Ninja Facebook

• Phần mềm tự động add mem Group: Ninja add mem Group

Tin Ninja Tổng hợp.

Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0967.922.911

Group: https://fb.com/groups/congdongninja

Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797

CÁC BÀI VIẾT KHÁC