5. Mọi người bắt đầu thận trọng về an toàn mạng
Ngay cả khi khách hàng không để ý đến vấn đề an toàn mạng thì họ vẫn xứng đáng nhận được sự cam kết tối đa về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và các chi tiết tài chính. Không phải mọi công ty đều cam kết điều này, nhưng khách hàng đã bắt đầu để ý đến.
Trong một nền kinh tế mà mọi người trở nên thận trọng với những vụ rò rỉ, đánh cắp thông tin và tấn công mạng thì họ sẽ ưu ái hơn nếu một tổ chức có thể đưa ra lời hứa về trải nghiệm mua sắm an toàn.
6. Tìm kiếm bằng giọng nói tiếp tục mạnh lên
Với cách tìm kiếm bằng giọng nói, việc truy cập thông tin trực tuyến trở nên tiện lợi hơn và còn giúp giảm thời gian phải tiếp xúc với màn hình. Chính vì vậy đây là một sự chọn lựa ngày càng được ưa chuộng. Theo Search Engine Land, doanh số thương mại điện tử từ tìm kiếm bằng giọng nói của Mỹ đạt 1,8 tỉ USD vào năm 2017 và ước tính đạt 40 tỉ USD vào năm 2022.
7. Video dọc đang trở thành xu thế
Video là một hình thức tiếp thị bắt buộc; nó từng là một phần của chiến lược tiếp thị, nhưng hiện nay vị thế của video còn bao trùm hơn nữa. Mọi người xem nhiều giờ video trong một ngày và YouTube là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất sau người anh em Google. Dù là trên Facebook, Instagram hay các nền tảng khác thì video vẫn luôn hiện diện.
Rất nhiều người hiện đang xem video trên điện thoại di động và họ không thích quay ngang điện thoại. Video thông thường (horizontal video – video ngang) có tỷ lệ hiển thị là 16:9, tỷ lệ này có thể là 18:9 với các dòng điện thoại thông minh đời mới, còn với vertical video – video dọc thì tỷ lệ hiển thị sẽ là 9:16 hoặc 9:18 với các dòng điện thoại thông minh mới.
Một trong những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Instagram đã ra mắt IGTV vào giữa năm 2018 với mục đích là xem video ở trạng thái dọc. IGTV cho phép đăng nội dung dài hơn và người dùng có thể xuất bản các đoạn video phỏng vấn, “demo”, “case study”, nội dung thực tế ảo 360 độ, livestream… Các chiến lược truyền thông mạng xã hội cần nên lưu ý đến hình thức video này.
8. Đã đến lúc tập trung vào thế hệ Z
Thế hệ Z đang già hơn, bắt đầu bước vào thị trường lao động và sở hữu sức mạnh mua sắm. Khó có thể tuyên bố chắc chắn điều gì về thế hệ này, nhưng chúng ta cần nhớ vài điều: Thế hệ Z tìm kiếm tính xác thực và họ thích các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội hơn; do lớn lên trong một thế giới nhiều lo lắng và một nền kinh tế có nhiều thách thức, vì thế họ sẽ ưu ái hơn cho những công ty đang nỗ lực làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
9. Tìm kiếm hình ảnh đang phát triển
Bên cạnh tìm kiếm bằng giọng nói, một hình thức tìm kiếm khác cũng đang cất cánh – đó là tìm kiếm hình ảnh. Từ lâu, Google đã triển khai tính năng tìm kiếm ảnh ngược (giúp người dùng truy ra những bức ảnh tương tự hoặc những thông tin có liên quan đến bức ảnh mà họ đã cung cấp), nhưng với công nghệ camera mới, mọi người có thể chụp một bức ảnh trong thế giới thực và tìm thông tin về nó.
Pinterest đã giới thiệu tính năng “Lens feature” vào đầu năm 2018 và nền tảng mảng xã hội này cho biết rằng hằng tháng người dùng của họ tiến hành 600 triệu lượt tìm kiếm với tính năng này.
10. Những gương mặt có ảnh hưởng trở nên đa dạng hơn
Tiếp thị ảnh hưởng là một hình thức truyền thông xã hội kinh điển, nhưng ngày nay ai là người thật sự có ảnh hưởng với người tiêu dùng? Các công ty thường dựa vào người nổi tiếng để thuyết phục mọi người mua sản phẩm, nhưng người tiêu dùng đang nghiêng về những người đồng trang lứa, có cùng hoàn cảnh với họ.
Nhiều thương hiệu đã chuyển từ hình thức tiếp thị sử dụng người nổi tiếng sang hợp tác với “người thật” (micro-influencer) bởi vì khi đề cập đến thương hiệu, khách hàng của họ, chẳng hạn các người mẹ có con nhỏ, thường đặt niềm tin nhiều hơn vào những bà mẹ khác.
(Nguồn: Entreprenuer)